Bước tới nội dung

Wikipedia:Độ nổi bật

Trang bị khóa vô hạn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong phạm vi Wikipedia, độ nổi bật của một chủ đề là tiêu chuẩn đưa vào dựa trên việc chủ đề có phù hợp với tính chất từ điển bách khoa để làm chủ đề cho một bài viết Wikipedia hay không. Chủ đề của bài viết phải nổi bật, hay "xứng đáng được quan tâm". Khái niệm này là khác biệt với "có danh tiếng", "quan trọng", hay "tính đại chúng", tuy có thể có mối tương quan với các đặc điểm này. Chủ đề được coi là đủ nổi bật để xứng đáng có một bài viết về nó, nếu nó thỏa mãn các chỉ dẫn chung về độ nổi bật ở dưới đây, hoặc nếu nó thỏa mãn các tiêu chuẩn cụ thể được chấp nhận chung nhất cho các chủ đề được liệt kê trong bảng bên phải. Tuy nhiên cần để ý rằng tuy một số bài viết hiện nay không ghi chú thích từ một nguồn thứ cấp đáng tin cậy nào cả, thì không nhất thiết điều đó có nghĩa là nó không nổi bật.

Nói chung, một chủ đề hoặc một mục từ cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn đưa vào (gọi là độ nổi bật) và nguồn thông tin để có thể xuất hiện tại Wikipedia. Mời xem thêm các tiêu chí về độ nổi bật theo từng thể loại cụ thể trong bảng hướng dẫn phía trên bên phải.

Các chỉ dẫn này gắn liền với độ phù hợp của chủ đề bài viết chứ không trực tiếp hạn chế về nội dung bài. Các quy định về nội dung bài gồm có: Thái độ trung lập, Thông tin kiểm chứng được, Không đăng nghiên cứu chưa công bố, Những gì không phải là Wikipedia, Không nên chép nguyên văn từ bên ngoàiTiểu sử người đang sống.

Tiêu chí cơ bản

Nếu một chủ đề được các nguồn thứ cấp đáng tin cậyđộc lập với chủ thể đưa tin đáng kể, chủ đề sẽ được coi là thỏa mãn các tiêu chí đưa vào để có một bài viết riêng rẽ.

  • "Nguồn"[1] được định nghĩa trên Wikipedia là các nguồn thứ cấp, cung cấp chứng cứ khách quan nhất cho độ nổi bật. Số lượng và bản chất của các nguồn có thể tin cậy phụ thuộc nhiều vào độ sâu của việc đưa tin và chất lượng của nguồn. Nói chung các nguồn càng đa dạng thì càng dễ được chấp nhận.[2]
  • "Đáng tin cậy" nghĩa là các nguồn cần có tính toàn vẹn trong biên tập để cho phép đánh giá độ nổi bật một cách kiểm chứng được, chiếu theo chỉ dẫn về nguồn có thể tin cậy. Các nguồn có thể bao gồm các công trình đã công bố dưới mọi hình thức và bằng mọi phương tiện. Khả năng có các nguồn thứ cấp nói về chủ đề là một cách kiểm chứng tốt cho độ nổi bật.[3]
  • "Độc lập với chủ thể" nghĩa là không tính đến các công trình do những người có liên quan tới chủ đề tạo ra, bao gồm (nhưng không giới hạn): tài liệu tự quảng bá, quảng cáo, tài liệu do chủ thể tự công bố, tự truyện, thông cáo báo chí, v.v.[4]
  • "Đưa tin đáng kể" nghĩa là các nguồn phải đề cập đến chủ thể một cách trực tiếp, chi tiết, và không nhất thiết phải rút trích nội dung từ nghiên cứu gốc. Có thể nói, đưa tin đáng kể cao hơn mức nhắc đến một cách qua loa thông thường, nhưng thấp hơn một tác phẩm dành riêng để đề cập đến chủ thể.[5]
  • "Được coi là" nghĩa là việc đưa tin đáng kể trong các nguồn đáng tin cậy chỉ mới tạo thành một giả định, chứ không phải là sự đảm bảo, về độ nổi bật. Các biên tập viên có thể đạt đến một đồng thuận rằng dù một chủ đề thỏa mãn các tiêu chí này, nó vẫn không phù hợp để đưa vào. Ví dụ, nó có thể vi phạm đến những gì không phải là Wikipedia.[6]

Một chủ đề mà đa số đồng ý rằng thỏa mãn tiêu chí này thường là đáng chú ý, và thỏa mãn một trong nhiều tiêu chí để có thể có bài viết độc lập trong bách khoa toàn thư. Các nội dung và dữ kiện có thể kiểm chứng được, mà không được các nguồn độc lập đa dạng hỗ trợ, có thể sẽ thích hợp hơn nếu được đưa vào trong một bài viết khác.

Độ nổi bật cần có chứng cứ khách quan

Chủ đề chung trong các chỉ dẫn về độ nổi bật là yêu cầu phải có các chứng cứ khách quan có thể kiểm chứng để hỗ trợ cho tuyên bố về độ nổi bật. Sự đưa tin đáng kể trong các nguồn có thể tin cậy sẽ cấu thành những chứng cứ khách quan đó, cũng như sự công nhận đã công bố từ các chuyên gia trong lĩnh vực và các yếu tố khác được liệt kê trong các chỉ dẫn cụ thể theo chủ thể.

Wikipedia không phải là nguồn tin: sự xuất hiện các bản tin về một sự kiện hoặc một chủ đề riêng rẽ một cách ngắn ngủi là chưa đủ để tạo nên chứng cứ về độ nổi bật. Dự án Wikinews của Wikimedia sẽ là nơi thích hợp hơn để đăng tải các tin tức hiện nay.

Các bài không thỏa mãn chỉ dẫn về độ nổi bật

Mặc dù các bài viết nên giải thích về sự nổi bật của chủ đề đang đề cập, và các bài viết về chủ đề nào không thỏa mãn tiêu chí này thường sẽ bị xóa, cái quan trọng ở đây là đừng chỉ xem xét đến việc bài viết có chứng tỏ được sự nổi bật hay không, mà cần phải xét xem chủ đề đó tự bản thân nó đã nổi bật hay chưa. Khi thảo luận về việc có nên xóa hoặc trộn một bài viết vì nó không đủ nổi bật, thảo luận đó cần tập trung không chỉ vào việc bài viết đã nêu được sự nổi bật của chủ đề chưa, mà còn cần tập trung cả vào khả năng nêu được sự nổi bật đó. Nếu việc đưa tin về chủ đề một cách đáng kể trong các nguồn độc lập rất có thể được tìm thấy, thì việc xóa với lý do thiếu độ nổi bật là không phù hợp trừ khi đã có người cố gắng tìm những nguồn đó mà không thấy. Đối với bài viết có độ nổi bật không rõ ràng, xóa bỏ nên là giải pháp cuối cùng.

Nếu bài viết không có khả năng trích dẫn các nguồn đáng tin cậy để chứng minh về độ nổi bật của các chủ thể của nó, hãy cố gắng tự tìm kiếm nguồn, hoặc:

  • Hỏi người tạo ra bài viết hoặc một chuyên gia về chủ đề đó[7] để có lời khuyên về nơi có thể tìm thấy nguồn.
  • Đặt thẻ {{không nổi bật}} vào bài viết để thông báo cho những người khác được biết. Để đặt thẻ có dùng ngày tháng, đặt {{subst:dated|không nổi bật}}.
  • Nếu bài viết thuộc một lĩnh vực chuyên môn, dùng thẻ {{Cần biên tập}} (có thể với Dự án Wiki cụ thể) để thu hút những người có thể có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đó được biết, họ có thể sẽ có khả năng tra cứu các nguồn đáng tin cậy không có sẵn trên Internet.

Nếu không thể tìm được các nguồn thích hợp, hãy xem xét đến việc hợp nhất nội dung bài viết vào bài viết khác có chủ đề rộng hơn trong đúng ngữ cảnh của nó[8]. Còn không, bài sẽ bị xóa:[9]

  • Nếu bài viết phù hợp với các tiêu chí xóa nhanh, một ai đó có thể gắn thẻ xóa bài theo tiêu chí cụ thể liệt kê trên trang đó.
  • Sử dụng thẻ {{prod}} cho các bài không phù hợp với tiêu chí xóa nhanh, nhưng là ứng cử viên cho việc xóa không gây tranh chấp. Điều này cho phép xóa bài sau 7 ngày nếu không có ai sửa đổi. Để có thêm thông tin, xem Wikipedia:Đề nghị xóa. (Chú ý: điểm này chưa được thông qua để áp dụng tại Wikipedia tiếng Việt)
  • Đối với các trường hợp mà bạn không chắc chắn về việc xóa hoặc bạn tin rằng người khác sẽ phản đối, hãy đưa chúng vào quy trình đề nghị xóa bài, tại đó chúng sẽ được cộng đồng xem xét và biểu quyết nên xóa hay nên giữ trong vòng 1 tháng.

Độ nổi bật không có tính chất tạm thời

Nếu một chủ thể đã thỏa mãn chỉ dẫn chung về độ nổi bật, không cần phải chứng minh có sự đưa tin hoặc quan tâm liên tục về chủ đề đó, mặc dù các chủ thể không thỏa mãn chỉ dẫn tại thời điểm này vẫn có thể thỏa mãn sau một thời gian nữa, khi có nhiều nguồn xuất hiện hơn. Tuy nhiên, không nên viết bài dựa trên sự suy đoán rằng chủ đề có thể được đưa tin nhiều hơn trong tương lai.

Không trực tiếp hạn chế nội dung bài

Các chỉ dẫn về độ nổi bật cung cấp hướng dẫn chung về việc chủ đề có đủ nổi bật hay không để có thể đưa vào trong Wikipedia như là một bài riêng biệt, nhưng chúng không điều chỉnh cụ thể nội dung bài viết, điều này được điều chỉnh bằng các chỉ dẫn khác, chẳng hạn như các chỉ dẫn về việc sử dụng các nguồn đáng tin cậy hay chỉ dẫn về việc xử lý chuyện vặt vãnh. Các chủ đề và dữ kiện cụ thể trong phạm vi bài viết không bị yêu cầu là phải đạt các tiêu chuẩn cho chỉ dẫn về độ nổi bật.

Xem thêm

Các bài viết liên quan tới độ nổi bật:

Ghi chú

  1. ^ Bao gồm nhưng không hạn chế là báo chí, sách và sách điện tử, tạp chí, các tài liệu truyền hình và truyền thanh, các báo cáo của các tổ chức chính phủ, các tạp chí khoa học v.v. Khi các nguồn không đa dạng, nhất thiết phải kiểm tra xem nguồn có tính trung lập hay không, có đủ tin cậy hay không và có cung cấp đủ chi tiết hay không để có được một bài viết mang tính bao hàm toàn diện.
  2. ^ Việc thiếu các nguồn đa dạng cho thấy chủ đề có thể sẽ thích hợp hơn nếu đưa vào bài viết có chủ đề rộng hơn. Việc thuần túy công bố lại từ một nguồn duy nhất hoặc từ các dịch vụ đưa tin thời sự không phải lúc nào cũng tạo ra sự đa dạng cho nguồn. Một số báo đồng thời xuất bản bài báo trong cùng một vùng địa lý về một sự kiện, và đặc biệt là khi các tác giả đều dựa trên cùng một một nguồn, và đơn thuần chỉ là nhắc lại cùng một thông tin. Cụ thể là, một vài báo xuất bản cùng một bài viết trong cùng khu vực địa lý từ một nguồn đưa tin thời sự không phải là sự đa dạng của tác phẩm.
  3. ^ Sự quảng bá bản thân, tự truyện, sự sắp đặt sản phẩm không phải là các phương cách để có được một bài viết bách khoa. Các công trình đã công bố phải là do một ai đó khác viết ra một cách độc lập về chủ đề. (Xem Wikipedia:Tự truyện để biết thêm về vấn đề đóng góp và tính trung lập có ảnh hưởng tới các tư liệu mà chủ đề của bài viết tự nó là nguồn của tư liệu. Cũng xem thêm Wikipedia:Nguồn độc lập). Kim chỉ nam của độ nổi bật là một người nào đó độc lập với chủ đề (hoặc với người sản xuất, người tạo ra, tác giả, người phát minh, người bán sản phẩm liên quan tới chủ đề) có thực sự xem chủ đề đó là đủ nổi bật để họ viết và xuất bản các tác phẩm đặc biệt chỉ tập trung vào chủ đề đó hay không. Nếu không, một ai đó có thể khiến cho chủ đề do mình trở nên nổi bật bao nhiêu cũng được bằng cách nhắc đến nó thật nhiều bên ngoài Wikipedia, và việc này có thể làm tổn hại cho mục tiêu của ý tưởng này. Tương tự, các nguồn trung lập cần tồn tại để bảo đảm một bài viết trung lập có thể được viết nên — tự quảng bá bản thân là không trung lập (rất rõ ràng), và các nguồn tự xuất bản thường thiên lệch dù người viết không cố tình làm điều đó: xem Wikipedia:Tự truyệnWikipedia:Mâu thuẫn lợi ích để bàn thêm về các lo ngại về tính trung lập của các nguồn như vậy. Thậm chí các tác phẩm tự xuất bản không quảng bá, dù việc này hiếm khi tồn tại, vẫn không phải là bằng chứng về độ nổi bật vì họ không tính đến sự chú ý mà chủ đề có được bởi số đông trên thế giới.
  4. ^ Các công trình do chủ thể tạo ra, hoặc những người liên quan chặt chẽ với họ tạo ra, nói chung không là chứng cứ đủ mạnh để cho rằng số đông người khác trên thế giới có quan tâm tới chủ đề. Xem thêm: Wikipedia:Mâu thuẫn lợi ích để biết cách xử lý cho những tình huống như vậy.
  5. ^ Ví dụ: Cuốn sách 360 trang của Sobel và cuốn sách 528 trang của Black về IBM chắc chắn không phải nhắc đến qua loa nhưng việc nhắc đến một câu nói của Walker, thành viên ban nhạc Three Blind Mice, trong cuốn tiểu truyện của Bill Clinton (Martin Walker (6 tháng 1 năm 1992). “Tough love child of Kennedy”. The Guardian.) là không có giá trị gì nhiều.
  6. ^ Hơn nữa, không phải tất cả sự đưa tin trong các nguồn đáng tin cậy đều tạo ra bằng chứng về sự nổi bật phục vụ cho mục đích khởi tạo bài viết; ví dụ, các cột quảng cáo, thông báo, các tin tức nhỏ lặt vặt, và việc đưa tin với mức độ nhận thức thấp, tất cả đều là các ví dụ về sự đưa tin không thực sự hỗ trợ cho độ nổi bật nếu chúng ta để ý xem xét kỹ, mặc dù chúng vẫn là nguồn có thể tin cậy.
  7. ^ Đôi khi việc liên lạc với chủ thể của một cuốn tự truyện hoặc người đại diện của tổ chức đang được nhắn đến sẽ giúp tìm thấy các tài liệu nguồn độc lập. Tất nhiên chúng ta phải quan sát và đánh giá thật cẩn thận sự độc lập. Bạn cũng có thể xem thử đã có một dự án Wikipedia về chủ đề đó chưa, và đề nghị giúp đỡ tại đó.
  8. ^ Ví dụ, các bài viết về các nhân vật phụ trong các truyện viễn tưởng có thể hợp nhất vào bài "danh sách các nhân vật phụ trong..."; các bài viết về các trường học cũng có thể hợp nhất vào các bài viết về khu vực địa lý nơi có các trường đó; họ hàng của một nhân vật nổi bật có thể cho vào bài viết về nhân vật đó; các bài viết về các nhân vật chỉ nổi bật do gắn với nhóm nào đó hoặc sự kiện nào đó có thể hợp nhất vào bài chính viết về nhóm/sự kiện đó.
  9. ^ Những người tham gia sửa đổi Wikipedia cần phải biết cách từ chối các yêu cầu xóa mà chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nghiên cứu nên bao gồm các cố gắng tìm kiếm các nguồn có thể chứng minh cho độ nổi bật, và/hoặc thông tin có thể chứng minh độ nổi bật theo kiểu khác.
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy