Bước tới nội dung

Tiếng Syriac

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tiếng Syria)
Tiếng Syriac
ܠܫܢܐ ܣܘܪܝܝܐ Leššānā Suryāyā
"Leššānā Suryāyā" được viết trong tiếng Syriac (kiểu chữ Esṭrangelā)
Phát âm/lɛʃʃɑːnɑː surjɑːjɑː/
Khu vựcLưỡng Hà, Syria
Dân tộcNgười Assyria/Người Syria
Phân loạiPhi-Á
Hệ chữ viếtAbjad Syriac
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2syc
ISO 639-3syc
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Syriac hay tiếng Suryani (ܠܫܢܐ ܣܘܪܝܝܐ Leššānā Suryāyā) là một phương ngữ của tiếng Aram Trung thời, từng được nói khắp vùng Cận ĐôngĐông Ả Rập.[1][2][3] Xuất hiện dưới dạng văn tự lần đầu tiên vào thế kỷ thứ nhất CN sau khi từng tồn tại như một ngôn ngữ nói chưa có chữ viết trong 5 thế kỷ,[4] tiếng Syriac Cổ điển đã trở thành một ngôn ngữ viết quan trọng trên khắp khu vực Trung Đông từ thế kỷ 4 tới thế kỷ 8,[5] là ngôn ngữ kinh điển của thành phố Edessa, được lưu giữ trong nền văn học Syriac đồ sộ.

Cùng với tiếng Hy Lạptiếng Latinh, tiếng Syriac là một trong ba ngôn ngữ Kitô giáo quan trọng nhất trong những thế kỷ đầu Công Nguyên. Tiếng Syriac trở thành cỗ xe của văn hóa và Kitô giáo Syriac, lan rộng khắp châu Á tới tận duyên hải Malabar Ấn Độ và miền Đông Trung Quốc,[6] và là phương tiện giao tiếp và truyền bá văn hóa cho người Ả Rập cũng như, ở mức độ ít hơn, cho người Ba Tư. Chủ yếu là một phương tiện chuyển tải của Kitô giáo, tiếng Syriac có một ảnh hưởng văn học và văn hóa căn bản lên sự phát triển của tiếng Ả Rập,[7] ngôn ngữ sẽ thay thế phần lớn nó vào khoảng thế kỷ 14.[8] Cho tới nay, tiếng Syriac vẫn tiếp tục là ngôn ngữ phụng vụ của Kitô giáo Syriac.

Tiếng Syriac là một ngôn ngữ Aram Trung thời (giai đoạn giữa), và như thế là một ngôn ngữ thuộc nhánh Tây Bắc của nhóm ngôn ngữ Semit. Nó được viết bằng bảng chữ cái Syriac, một phái sinh từ bảng chữ cái Aram.

Bảng Unicode chữ Syriac
Official Unicode Consortium code chart: Syriac. Version 13.0.
  0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F
U+070x ܀ ܁ ܂ ܃ ܄ ܅ ܆ ܇ ܈ ܉ ܊ ܋ ܌ ܍ ܏
 SAM 
U+071x ܐ ܑ ܒ ܓ ܔ ܕ ܖ ܗ ܘ ܙ ܚ ܛ ܜ ܝ ܞ ܟ
U+072x ܠ ܡ ܢ ܣ ܤ ܥ ܦ ܧ ܨ ܩ ܪ ܫ ܬ ܭ ܮ ܯ
U+073x ܰ ܱ ܲ ܳ ܴ ܵ ܶ ܷ ܸ ܹ ܺ ܻ ܼ ܽ ܾ ܿ
U+074x ݀ ݁ ݂ ݃ ݄ ݅ ݆ ݇ ݈ ݉ ݊ ݍ ݎ ݏ
Syriac Supplement (Official Unicode Consortium code chart)
U+086x

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Dialect, Culture, and Society in Eastern Arabia: Glossary”. Clive Holes. 2001. tr. XXIV–XXVI.
  2. ^ “The Mediterranean World in Late Antiquity”. Averil Cameron. 1993. tr. 185.
  3. ^ “Tradition and Modernity in Arabic Language And Literature”. J R Smart, J. R. Smart. 2013.
  4. ^ “Ancient Scripts: Syriac”.
  5. ^ Klaus Beyer & John F. Healey (trans.) (1986). The Aramaic Language: its distribution and subdivisions. Göttingen: Vandenhoeck und Ruprecht. tr. 44. ISBN 3-525-53573-2.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Ji, Jingyi (2007). Encounters Between Chinese Culture and Christianity: A Hermeneutical Perspective. LIT Verlag Münster. tr. 41. ISBN 978-3-8258-0709-2.
  7. ^ Beeston, Alfred Felix Landon (1983). Arabic literature to the end of the Umayyad period. Cambridge University Press. tr. 497. ISBN 978-0-521-24015-4.
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Angold391
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy